MỘT VÀI LƯU Ý TRONG CÔNG TÁC GIÁM SÁT ÉP CỌC

Mục Lục

Bài viết này, Control House chia sẻ đến quý Cô (Chú) & Anh (Chị) thông tin về hạng mục ép cọc trong quá trình thi công ép cọc một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Vậy ngay bây giờ, mời quý Cô (Chú) & Anh (Chị) hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này ở bài viết sau đây.

Hình: Giám sát kiểm tra ép cọc bằng thiết bị chuyên dụng.

Đầu tiên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu khái niệm “ép cọc trong xây dựng” là như thế nào?

Ngay này, không khó để bắt gặp những hình ảnh cọc bê tông được ép (đóng) xuống nền đất ở rất nhiều công trình, vậy công tác ép cọc trong xây dưng được hiểu theo cách đơn giản là ép (đóng) những đoạn (thanh) cọc xuống vị trí được đánh dấu sẵn dựa trên mặt bằng định vị tim cọc của bản vẽ, bằng những máy móc, thiết bị chuyên dụng của công tác ép cọc.

Hình: Giám sát kiểm tra công tác trắc đạt và định vị tim cọc.

Khả năng chịu tải của kết cấu móng cọc bê tông phụ thuộc 50% vào chất lượng cọc và 50% vào chất lượng thi công khi ép (đóng) cọc. Vì vậy công tác giám sát trong quá trình thi công ép (đóng) cọc là cực kỳ quan trọng.

Các loại cọc và phương pháp ép cọc bê tông phổ biến hiện nay

– Hiện tại thị trường đang có rất nhiều chủng loại cọc và từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Phổ biến nhất thường là các loại cọc: Cọc ly tâm, cọc vuông, cọc khoan nhồi….và được đóng, ép bằng nhiều biện pháp thi công khác nhau.

Hình: Giám sát  kiểm tra cao độ sau khi ép cọc.

Có 3 phương pháp ép cọc bê tông thông dụng hiện nay:

+Ép neo: Áp dụng cho những công trình vừa và nhỏ, mặt bằng thi công chật hẹp cũng có thể làm được

+Ép tải: áp dụng cho những công trình vừa và lớn, mặt bằng thi công rộng rãi

+Ép cọc bằng máy ép robot: Áp dụng cho những công trình lớn, mặt bằng thi công rộng

Quá trình kiểm tra & nghiệm thu hạng mục ép cọc của Control House

-Trong suốt quá trình thi công ép cọc bê tông của nhà thầu, các giám sát của Control House sẽ có mặt tại hiện trường để kiểm tra các khâu quan trọng sau đây:

1/ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

– Kiểm tra thực trạng các công trình lân cận.

– Kiểm tra chủng loại cọc theo hợp đồng.

– Chứng chỉ xuất xưởng cọc (đối với cọc ly tâm).

– Kiểm tra dụng cụ kiểm tra khi ép cọc.

– Kiểm tra kích thước và chiều dài cọc theo thực tế.

– Kiểm tra tại trọng của giàn ép.

– Kiểm tra giấy kiểm định cho thiết bị giàn ép: Đồng hồ áp suất

Hình: Giám sát  kiểm tra thiết bị máy móc trước khi ép cọc.

– Kiểm tra chủng loại que hàn theo thiết kế.

– Kiểm tra công tác chuẩn bị an toàn lao động.

– Có cán bộ kỹ thuật của nhà thầu ghi chép Nhật ký công trình trong suốt quá trình ép.

2/ CÔNG TÁC KIỂM TRA:

– Kiểm tra mặt bằng định vị và thống nhất cao độ.

– Kiểm tra cao độ gửi và tiến hành ép thử.

– Thống nhất tổ hợp cọc sau khi ép thử.

– Cho nhập cọc về công trình và tiến hành ép đại trà.

– Kiểm tra độ thẳng đứng theo 2 phương.

Hình: Giám sát kiểm tra độ thẳng trong suốt quá trình ép.

– Kiểm tra mối hàn: Đầy kín, không lẫn xỉ.

– Kiểm tra tải kết thúc so với đồng hồ áp suất.

– Kiểm tra vị trí cọc sau khi ép.

3/ CÔNG TÁC NGHIỆM THU:

– Xác nhận việc ghi chép nhật ký công trình.

– Bản vẽ hoàn công sau khi ép xong cọc.

– Biên bản nghiệm thu: Khối lượng và chất lượng ép cọc

Hình: Giám sát nghiệm thu số lượng sau khi ép cọc.

  • Nghiệm thu cọc bê tông trước khi sử dụng

– Toàn bộ thân cọc không được có vết nứt rộng hơn 0,2 mm. Độ sâu vết nứt ở góc không quá 10 mm.

– Không được dùng các đoạn cọc có độ sai lệch về kích thước vượt quá quy định trong bảng sau:

TT •Tiêu chí đánh giá •Mức sai lệch cho phép

1/ Chiều dài đoạn cọc: ± 30 mm

2/ Kích thước cạnh (đường kính ngoài) tiết diện của cọc đặc (hoặc rỗng giữa): ± 5 mm

3/ Chiều dài mũi cọc: ± 30 mm

4/ Độ cong của cọc (lồi hoặc lõm): 10 mm

5/ Độ võng của đoạn cọc: 1% chiều dài đốt cọc

6/ Độ lệch mũi cọc khỏi tâm: 10 mm

7/ Góc nghiêng của mặt đầu cọc với mặt phẳng thẳng góc trục cọc:

– Cọc tiết diện đa giác: 1%

– Cọc tròn: 0.5%

8/ Khoảng cách từ tâm móc treo đến đầu đoạn cọc: ± 50 mm

9/ Độ lệch của móc treo so với trục cọc: 20 mm

10/ Chiều dày của lớp bê tông bảo vệ : ± 5 mm

11/ Bước cốt thép xoắn hoặc cốt thép đai: ± 10 mm

12/ Khoảng cách giữa các thanh cốt thép chủ: ± 10 mm

13/ Đường kính cọc rỗng: ± 5 mm

14/ Chiều dày thành lỗ: ± 5 mm

15/ Kích thước lỗ rỗng so với tim cọc : ± 5 mm

Bảng trên được trích dẫn từ Mục 5 của tiêu chuẩn TCVN 9394:2012 – Đóng và ép cọc – Thi công và nghiệm thu

➡️ Để mọi công tác trong công trình đạt chất lượng tốt nhất thì công tác KIỂM SOÁT được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng.

Hình: Giám sát kiểm tra và nghiệm thu công tác ép cọc.

Với những chia sẻ hữu ích ở trên, Control House hy vọng quý Cô (Chú) & Anh (Chị) có thể hình dung được việc kiểm tra & nghiệm thu trong công tác thi công cọc diễn ra như thế nào. Chúc quý Cô (Chú) & Anh (Chị) tìm được nhà thầu ép cọc và đơn vị giám sát chuyên nghiệp để quản lý cho tổ ấm mơ ước của chính mình đạt được chất lượng tốt nhất. Nếu Cô (Chú) & Anh (Chị) vẫn còn thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.

Hotline: 0965.604.704

=====
➡️ Mời quý Cô (Chú) & Anh (Chị) cùng theo dõi thêm về Control House qua các Link đính kèm:
♻️ Chúc công trình mơ ước của quý Cô (Chú) & Anh (Chị) được kiểm soát kỹ lưỡng và đạt chất lượng tốt nhất!

Phòng kỹ thuật Control House

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0965604704